Nhà thông minh sử dụng các thiết bị kết nối Internet. Thông qua đó để có thể quản lý và giám sát các thiết bị và hệ thống từ xa.
Công nghệ nhà thông minh Smart Home còn được biết đến như Home Automation (tự động hóa ngôi nhà).
Với việc phát hành X10 năm 1975, một giao thức truyền thông cho Home Automation. Nhà thông minh, khi đó chỉ là một giấc mơ viển vông trong serie phim hoạt hình "Gia đình nhà Jetsons” (The Jetsons) đã xuất hiện trong cuộc sống thực. X10 gửi tín hiệu 120 kHz (radio frequency – RF) của thông tin số lên hệ thống dây điện hiện tại trong nhà đến các đầu ra hoặc công tắc có thể lập trình được. Các tín hiệu này truyền tải lệnh đến các thiết bị tương ứng. Kiểm soát cách thức và thời gian hoạt động của thiết bị. Ví dụ: một máy phát có thể gửi tín hiệu dọc theo dây điện trong nhà, yêu cầu bật thiết bị vào một thời gian cụ thể.
Tuy nhiên, vì dây điện không được thiết kế đặc biệt chống nhiễu sóng radio. Nên X10 không phải lúc nào cũng đáng tin cậy. Các tín hiệu sẽ bị mất và trong một số trường hợp, các tín hiệu không vượt qua các mạch nối với các cực khác nhau. Được tạo ra khi dịch vụ 220 volt tách ra thành một cặp nguồn cấp dữ liệu 100 volt, phổ biến ở Hoa Kỳ. X10 ban đầu là công nghệ một chiều, do đó các thiết bị thông minh có thể thực hiện lệnh. Nhưng không thể gửi dữ liệu trở lại mạng trung tâm. Sau đó, các thiết bị X10 hai chiều được sản xuất với chi phí cao hơn.
Khi công ty tự động hóa nhà Insteon xuất hiện vào năm 2005, công ty đã giới thiệu công nghệ kết nối dây điện với tín hiệu không dây. Các giao thức khác, bao gồm cả Zigbee và Z-Wave, được đưa ra để chống lại các vấn đề có thể xảy ra với X10. Mặc dù X10 vẫn là một giao thức truyền thông được cài đặt rộng rãi cho đến hiện nay.
Nest Labs được thành lập năm 2010 và phát hành sản phẩm thông minh đầu tiên Nest Learning Thermostat vào năm 2011. Công ty cũng tạo ra máy dò khói/cacbon monoxide thông minh và camera an ninh. Sau khi Google mua lại vào năm 2015, Nest Labs đã trở thành công ty con của Alphabet Inc. trong năm đó.
Vào năm 2012, SmartThings Inc. đã phát động chiến dịch Kickstarter. Huy động ngân sách 1,2 triệu đô-la để hỗ trợ hệ thống nhà thông minh. Sau khi bổ sung ngân sách, công ty đã ra mắt thị trường vào tháng 8 năm 2013 và được Samsung mua lại vào năm 2014.
Nhà thông minh cung cấp cho chủ nhà sự tiện nghi, an toàn, thoải mái và tiết kiệm năng lượng.
Ưu điểm mà hệ thống điện thông minh mang lại, đầu tiên đó là sự tiện nghi. Bằng cách cho phép họ kiểm soát các thiết bị thông minh bởi một ứng dụng smart home trên điện thoại smartphone hoặc các thiết bị kết nối mạng khác. Bạn có thể điều khiển các bóng đèn, rèm cửa, hay máy lạnh bằng điện thoại tại bất kỳ nơi đâu có kết nối internet. Ngoài ra các thao tác bật tắt các đèn thường xuyên sử dụng nhất bạn có thể cài đặt cho nó một nút bấm ngữ cảnh. Để khi cần đến bạn chỉ cần nhấn một lần trên bảng điều khiển thay vì phải bật tắt từng bóng đèn.
An ninh là yếu tố cơ bản trong một ngôi nhà thông minh. Hệ thống bao gồm: các camera, công tắc cửa, hệ thống cảm biến chuyển động và các cảm biến khói, khí gas. Kết hợp với đèn, rèm và âm thanh. Bạn đã có thể tạo ra một hệ thống cảnh báo chuyên nghiệp.
Dòng điện điều khiển chỉ 24V thay vì 220V. Chúng sẽ đảm bảo an toàn khi xảy ra hiện tượng chập điện hay cháy nổ. Ngoài ra, các ổ cắm điện trong nhà cho tủ lạnh, máy giặt có thể bật tắt từ xa. Trong trường hợp bạn đi công tác xa hoặc khu vực bạn đang xảy ra mưa giông lớn sẽ giúp nhà bạn an toàn.
Khóa thông minh là một trong những công nghệ Smart Home. Khóa thông minh có kết nối Wifi, internet. Giúp người dùng có thể cho phép hoặc từ chối mở cửa cho khách vào nhà. Hơn nữa, khóa thông minh cũng có thể phát hiện khi chủ nhà đang ở gần và mở khóa cho họ.
Cảm biến ở các khu vực hành lang, nhà vệ sinh hay gara sẽ giúp giảm thiểu lượng điện đáng kể. Trong tình huống bạn quên tắt đèn thì việc thiết lập tự tắt khi không có người sẽ tốt nhất. Nó cũng làm cho việc bật/tắt đèn trở nên đơn giản hơn. Ngoài ra bạn cũng có thể do lường lượng điện tiêu thụ. Để có thể cân đối và điều chỉnh hệ thống chiếu sáng trong nhà.
Những căn nhà mới thường được xây dựng trên cơ sở hạ tầng thông minh tại chỗ. Mặt khác, các ngôi nhà cũ hơn có thể được trang bị công nghệ thông minh. Mặc dù nhiều hệ thống smart home vẫn chạy trên X10 hoặc Insteon. Nhưng Bluetooth và Wi-Fi đã trở nên phổ biến.
Zigbee và Z-Wave là hai trong số các giao thức truyền thông home automation phổ biến nhất được sử dụng ngày nay. Cả hai công nghệ mạng lưới đều sử dụng tín hiệu radio tầm ngắn, công suất thấp. Để kết nối các hệ thống smart home. Mặc dù cả hai đều nhắm đến những ứng dụng smart home. Nhưng Z-Wave có phạm vi cách hơn 30 mét so với 10 mét của Zigbee và Zigbee thường được cho là phức tạp hơn. Các chip Zigbee có sẵn từ nhiều công ty, trong khi các chip Z-Wave chỉ có sẵn từ Sigma Designs.
Nhà thông minh không phải là các thiết bị và ứng dụng riêng biệt. Chúng làm việc cùng nhau để tạo ra một mạng lưới có thể điều khiển từ xa. Chủ nhà điều khiển tất cả các thiết bị được kiểm soát bởi một bộ điều khiển tự động. Được gọi là smart home hub. Smart home hub là một thiết bị phần cứng hoạt động như điểm trung tâm của hệ thống smart home. Có thể cảm nhận, xử lý dữ liệu và truyền thông không dây. Nó kết hợp tất cả các ứng dụng riêng lẻ vào một ứng dụng smart home duy nhất. Có thể được kiểm soát từ xa bởi chủ nhà. Ví dụ các smart home hub bao gồm: Amazon Echo; Google Home; Insteon Hub Pro; Samsung SmartThings và Wink Hub.
Một số hệ thống smart home được tạo ra từ đầu. Ví dụ như sử dụng Raspberry Pi hoặc bảng mạch mẫu thử nghiệm. Những sản phẩm khác có thể được mua như một bộ smart home kit. Còn được gọi là nền tảng smart home – có chứa các phần cần thiết để bắt đầu dự án tự động hóa nhà ở.
Trong các mô hình smart home đơn giản, các sự kiện có thể được tính giờ hoặc kích hoạt. Sự kiện tính giờ dựa theo đồng hồ. Ví dụ như hạ thấp rèm vào lúc 6 giờ chiều. Sự kiện được kích hoạt dựa trên hành động trong hệ thống tự động. Như khi điện thoại thông minh của chủ nhà đến gần cửa, khóa thông minh sẽ mở ra và đèn thông minh sẽ sáng lên.
Machine learning và trí tuệ nhân tạo (AI) ngày càng trở nên phổ biến trong các hệ thống smart home. Cho phép các ứng dụng home automation thích ứng với môi trường của họ. Các hệ thống kích hoạt bằng giọng nói. Chẳng hạn Amazon Echo hoặc Google Home có các trợ lý ảo. Giúp tìm hiểu và cá nhân hóa smart home với sở thích và hành vi của người dùng.